Cơ sở vật chất hiện đại tại Premier Skin Health
Nám da lâu năm là tình trạng tăng sắc tố cứng đầu, thường khó điều trị dứt điểm bằng mỹ phẩm thông thường. Với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ hiện đại, trị nám bằng laser đang là giải pháp hàng đầu được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ hiệu quả rõ rệt và an toàn.
1. Nám lâu năm là gì? Tại sao khó điều trị?
Nám lâu năm là tình trạng melanin tích tụ sâu trong lớp trung bì và hạ bì của da, hình thành nên những mảng tối màu không đều màu, thường thấy ở vùng gò má, trán, môi trên. Các yếu tố gây nám bao gồm:
- Di truyền, nội tiết tố (thường gặp sau sinh, tiền mãn kinh)
- Tác động từ ánh nắng mặt trời
- Lạm dụng mỹ phẩm chứa corticoid
- Căng thẳng, thiếu ngủ, chế độ ăn uống không điều độ
Điểm đặc biệt của nám lâu năm là rất khó mờ bằng mỹ phẩm thông thường. Nếu không điều trị đúng cách, nám có thể đậm màu hơn và lan rộng theo thời gian.
2. Trị nám bằng tia laser là gì? Cơ chế hoạt động ra sao?
Laser trị nám là phương pháp sử dụng các tia sáng có bước sóng siêu nhỏ, đi sâu vào tầng trung bì để phá vỡ các cụm melanin (sắc tố gây nám) mà không làm tổn thương vùng da xung quanh.
- Một số công nghệ laser phổ biến hiện nay:
- Q-Switched ND:YAG: Phù hợp với nám sâu, nám hỗn hợp
- Laser Toning: Hiệu quả cao với da nhạy cảm, nám mảng
- Fractional Laser CO2 (kết hợp điều trị tái tạo da)
Các mảnh melanin bị vỡ nhỏ sẽ được cơ thể đào thải dần qua hệ bạch huyết, từ đó giúp vùng da đều màu, sáng mịn hơn.
Nám da lâu năm là tình trạng tăng sắc tố cứng đầu, thường khó điều trị dứt điểm bằng mỹ phẩm thông thường. Với sự phát triển của công nghệ thẩm mỹ hiện đại, trị nám bằng laser đang là giải pháp hàng đầu được nhiều khách hàng lựa chọn nhờ hiệu quả rõ rệt và an toàn.

Trước và sau khi điều trị nám bằng laser
3. Quy trình trị nám bằng laser diễn ra như thế nào?
Tại các trung tâm thẩm mỹ uy tín, quy trình trị nám bằng laser thường được thực hiện theo 5 bước:
Bước 1: Thăm khám & soi da chuyên sâu
Chuyên gia sẽ dùng máy soi da để xác định loại nám, độ sâu và tình trạng da hiện tại nhằm lên phác đồ điều trị cá nhân hóa.
Bước 2: Làm sạch và ủ tê vùng da cần điều trị
Vệ sinh da mặt kỹ càng và ủ tê trong 20–30 phút để giảm cảm giác châm chích trong quá trình bắn laser.
Bước 3: Chiếu tia laser vào vùng da bị nám
Bác sĩ hoặc kỹ thuật viên sử dụng thiết bị laser chuyên dụng để bắn vào vùng da có nám theo từng điểm nhỏ với mức năng lượng phù hợp.
Bước 4: Làm dịu và phục hồi da
Sau laser, da có thể hơi đỏ nhẹ. Lúc này sẽ được đắp mặt nạ làm dịu hoặc bôi serum phục hồi để hỗ trợ da khỏe nhanh hơn.
Bước 5: Hướng dẫn chăm sóc da tại nhà
Chuyên viên tư vấn cách dưỡng da, tránh nắng, uống nước, bổ sung vitamin C… để duy trì hiệu quả và tránh tái phát.